Thời Tiết Hà Nội

Chát Online

4/8/11

HƯỚNG DẪN CÁCH CẦM VỢT

 
 1) Vài nhận xét chung về cách cầm vợt.
Các sách về cầu lông thường đưa ra các hướng dẫn dài về cách cầm vợt thuận tay và nghịch tay cơ bản, cùng với vài hình minh hoạ cơ bản hoặc các ảnh chụp không rõ nét. Điều đó làm hạn chế việc giúp bạn biết chắn rằng mình đã cầm vợt đúng cách hay chưa. Cách tốt nhất là nhờ một huấn luyện viên chỉ cho bạn cách cầm vợt và kiểm tra xem bạn có cầm vợt đúng chưa (cách này hơi tốn kém). Trong phần hướng dẫn này, tôi sẽ đưa ra một giải pháp thay thế : mỗi cách cầm vợt đều được minh hoạ bởi những bức ảnh lớn được chụp ở nhiều góc độ khác nhau.
Các sách cầu lông cũng ít khi đưa ra lời bình luận bên dưới những cách cầm vợt cơ bản. Một vài sách thậm chí còn đưa ra những lời khuyên không đúng về cách cầm vợt để đánh cầu nghịch tay qua đầu! Nếu bạn hoàn toàn là người mới biết chơi, thì những sách cầu lông kia có thể phù hợp. Bạn có thể tự bằng lòng với việc học cách cầm vợt thuận tay và trái tay. Tuy nhiên, một khi đã quen với việc sử dụng những cách cầm vợt đó, thì nên tìm hiểu sâu thêm một chút về việc bạn giữ vợt trong tay như thế nào và tại sao?
Lý do quan trọng để bạn chọn một cách cầm vợt này thay vì chọn cách cầm vợt khác chính là vì cách cầm vợt phù hợp sẽ giúp bạn đánh cầu hiệu quả hơn. Một cách cầm vợt hiệu quả có thể làm tăng sức mạnh, khả năng điều khiển và khả năng phản xạ cũng như khả năng với cầu của bạn.Thông thường, bạn sẽ phải có sự linh hoạt trong lựa chọn các cách cầm vợt, bởi vì không có một cách cầm vợt nào có thể cho bạn giải pháp tối ưu.
Sự khác biệt giữa tất cả các cách cầm vợt hiệu quả chính là góc mà vợt được giữ trong tay. Ví dụ, kiểu cầm vợt thuận tay có góc xoay 90 độ so với kiểu cầm vợt trái tay. Lý do của sự thay đổi góc này là để bạn có thể đưa mặt vợt tiếp xúc trực diên với cầu ở các bên của cơ thể (mặt vợt vuông góc với cầu). Chẳng hạn như nếu bạn luôn luôn chỉ dùng cách cầm vợt thuận tay cho cả bên nghịch tay, mặt vợt sẽ lạng xuống phía dươi quả cầu và làm bạn mất kiểm soát lẫn mất lực. Vơi những vị trí khác nhau so với trái cầu, cần có thế đánh khác nhau (thuận tay/nghịch tay, dưới tay/qua đầu…) cách cầm vợt để mặt vợt tiếp xúc trực diện với trái cầu vì vậy cũng sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa bạn không thể sử dụng cùng một cách cầm vợt để đánh cầu trái tay qua đầu giống như treo cầu trái tay. Tại sao lại không được? Có phải cả 2 đều là trái tay ko? Phải, sử dụng kiểu cầm vợt trái tay chuẩn để đánh cầu cao qua đầu sẽ không đưa được mặt vợt tiếp xúc trực tiếp vào trái cầu. Bạn hãy thử làm điều này: xoay vợt, lùi ra xa lưới như sắp đánh một cú trái tay qua đầu , với cách cầm vợt trái tay, chỉa thẳng cánh tay lên trời và quan sát góc của mặt vợt. Nếu tư thế của bạn đúng, mặt vợt sẽ hướng ra ngoài mép sân. Rồi bây giờ hãy thử lại tương tự nhưng với cách cầm vợt thuận tay, bạn sẽ thấy mặt vợt hướng thẳng xuống đường biên (đánh bằng mặt sau của vợt) Đó là lý do tại sao các tay vợt hàng đầu có khuynh hướng sử dụng kiểu cầm vợt thuận tay hay thậm chí là kiểu cầm vợt “cán chảo” để đánh cầu cao qua đầu.
Một khác biệt quan trọng khác nữa giữa các cách cầm vợt là nên cầm vợt dài (cầm gần phần đuôi cán vợt) hay cầm vợt ngắn (cầm gần thân vợt). Thông thường, cách cầm vợt dài giúp gia tăng lực và tầm với, trong khi cách cầm vợt ngắn cho người chơi có các phản xạ nhanh hơn, kiểm soát cầu tốt hơn và linh hoạt hơn.
Nói chung, có những khác biệt nhỏ trong việc xác định vị trí chính xác của các ngón tay. Thông thường là ngón tay cái không cố định. Trong cách cầm vợt trái tay, ngón cái cung cấp sức mạnh từ phía sau của vợt khi sử dụng một động tác đập nhẹ (gõ) (một động tác đập mạnh sẽ ko hiệu quả cho cú đánh trái tay). Trong cách cầm vợt cán chảo, ngón tay cái có thể được duỗi thẳng dọc cán vợt nhằm hạn chế sự cử động của cổ tay.
Nếu bạn quan sát kỹ các ảnh chụp động tác của các vận động viên chuyên nghiệp, bạn sẽ nhận thấy họ dường như đang phá vỡ rất nhiều các quy tắc về “cách cầm vợt”. Ví dụ, họ có thể đỡ trái tay những trái chụp cầu trên lưới, sử dụng cách cầm vợt giống với cách cầm thuận tay để giở cầu lên cao hoặc kéo lưới. Họ có thể chuẩn bị sẵn tư thế để nhận các cú đập dù ko sử dụng cách cầm vợt thuận tay hay nghịch tay mà có khi là một cách trung gian giữa 2 cách đó. Thay vì cố gắng phân tích riêng rẽ các trường hợp, chúng ta nên quan sát để nhận thấy các vận động viên chuyên nghiệp rất linh hoạt trong việc lựa chọn và điều chỉnh cách cầm vợt của họ. Không giống những người mới bắt đầu chơi, một vận động viên chuyên nghiệp có hiểu biết tinh tế hơn về việc khi nào thì họ nên dùng cách cầm vợt nào, và chuyển đổi linh hoạt giữa các cách cầm vợt. Một khi bạn nắm vững căn bản, có thể thử nghiệm những kiểu cầm vợt khác nhau trong những trường hợp khác nhau, nhưng phải luôn hiểu được vì sao bạn lại chọn một cách cầm vợt nào đó.

2)Các cách cầm vợt
Từ cầm chặt, kẹp chặt… là chưa thích hợp, bởi vì trong tất cả các trường hợp, vợt cầu lông nên được cầm lỏng hơn là cầm chặt: Vợt cầu lông chỉ được cầm chặt hơn trong tấn công để tăng thêm sức mạnh và hỗ trợ đường bay của cầu.
Một người mới chơi có thể dễ dàng nắm bắt được nhiều cách cầm vợt. Sự khác nhau giữa các cách cầm vợt rất khó nhận biết. Tôi trình bày các cách cầm vợt theo một trật tự nhằm giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc học các cách cầm vợt. Cách cầm vợt quan trọng nhất cần học là cách cầm thuận tay và trái tay cơ bản. Người chơi cần phải nắm vững 2 cách cầm vợt cơ bản đó trước khi thử nghiệm với các cách cầm vợt mới lạ khác.
Như bạn có thể nhận thấy, tôi là một người thuận tay phải, nếu bạn thuận tay trái, hãy vận dụng trí tưởng tượng của bạn để đảo ngược các bức ảnh và hướng dẫn.
Cũng cần chú ý rằng trong một số bức ảnh, cẳng tay của tôi xuất hiện ở những góc bất lợi. Xin đừng chú ý tới điều đó, đó chỉ là một tạo tác trong khi chụp ảnh thôi, bạn nên chú ý tới vị trí của các ngón tay, chứ không phải góc của cổ tay.

 a)Cách cầm vợt thuận tay
Cách cầm vợt này dung để đánh các trái cầu cao qua đầu và các trái cầu ờ bên phải của cơ thể
3 Bức ảnh đầu thể hiện cách cầm vợt thuận tay từ 3 phía. 2 ảnh tiếp theo chỉ ra rằng động tác cầm vợt khi nhìn từ phía sau và từ dưới lên (giống như khi chuẩn bị đánh cầu cao qua đầu) vợt được nắm lỏng trong các ngón tay và không nằm trong lòng bàn tay. 

 

b)Cách cầm vợt trái tay
Cách cầm vợt này dùng để đánh các trái cầu ở phía bên trái cơ thể. Cũng giống như trong thuận tay, vợt được nắm lỏng trong các ngón tay và không giữ trong lòng bàn tay.

 

Cầm vợt ngắn thuận tay
Cách cầm vợt này sử dụng trong đánh đôi nhằm tăng cường khả năng điều khiển cầu và hỗ trợ cho các pha phản ứng nhanh trên lưới và giữa sân.


Cầm vợt ngắn trái tay
Cách cầm này được sử dụng với cùng mục đích của cầm vợt ngắn thuận tay. Nó đặc biệt hiệu quả trong giao cầu.


c)Cách cầm vợt kiểu “cán chảo”
Mục đích chính của cách cầm này là nhằm hạn chế vợt đánh vào lưới, cho phép người chơi dứt điểm trên lưới mà không chạm vào mép lưới và nhanh chóng lấy lại tư thế cho quả đánh tiếp theo-chỉ trong trường hợp phải cố gắng dứt điểm tiếp. Cách cầm vợt này cũng cho phép người chơi đưa mặt vợt thẳng hướng với lưới. Nhưng không nên sử dụng cách cầm vợt này thay cho cách cầm vợt thuận tay cơ bản.
Nhiều tay vợt đẳng cấp cũng sử dụng cách cầm vợt “cán chảo” để đánh các quả cầu cao qua đầu trái tay ở cuối sân (cầu cao trái tay bị động). 



Cầm vợt kiểu “cán chảo”- Các biến thể
Trong phần giải thích này về kiểu cầm vợt cán chảo, ngón tay cái đặt dọc theo chiều dài cán vợt. Cách này hạn chế việc cử động cổ tay tốt hơn kiểu cầm “cán chảo” chuẩn, nhờ vậy giúp người chơi tránh được việc đánh trúng lưới trong các pha dứt điểm trên lưới. 


Cầm vợt ngắn kiểu cán chảo
Được sử dụng để gia tăng khả năng kiểm soát và thu vợt ở gần lưới.


Cầm vợt ngắn kiểu cán chảo - các biến thể
Cách cầm vợt này, giống như cách cầm vợt dài kiểu cán chảo, đặt ngón tay cái dọc cán vợt. Ưu điểm của cách cầm này so với cách cầm trước là có thể xoay chuyển mặt vợt bằng ngón tay cái và các ngón tay khác. Với việc xoay mặt vợt vào phút cuối, đầu vợt có thể tiếp cận sát lưới.



Cách cầm vợt đa năng/phổ biến
Cách cầm vợt này có thể được sử dụng để đánh ở cả 2 bên cơ thể. Nó là sự trung gian giữa cách đánh thuận tay và nghịch tay. Mặc dù nó không hiệu quả bằng bất cứ cách nào trong 2 cách đó, nhưng nó hữu hiệu khi bạn muốn “tạt” nhanh các quả cầu ở 2 bên cơ thể.
Vài vận động viên đẳng cấp chuẩn bị đỡ cầu đập sử dụng cách cầm vợt này. Bởi vì có rất ít thời gian để thay đổi kiều cầm vợt khi đỡ một quả đập nên sẽ rất thiếu khôn ngoan khi chuyển hoàn toàn sang cầm vợt thuận hay trái tay. Với kiểu cầm đa năng, vận động viên có thể xoay chuyển nhanh hơn so với 2 kiểu kia.
Ngón tay cái đặt dọc theo đường chéo của cán vợt. Chú ý sự khác biệt nhỏ giữa cách cầm vợt này với cách cầm vợt trái tay ở chỗ ngón tay cái được đặt xa hơn 45 độ xung quanh cán vợt. 



d)Cầm vợt ngắn kiểu đa năng/phổ biến
Cách cầm vợt này rất hiệu quả khi thực hiện các quả tạt nhanh ở giữa sân do nó hỗ trợ việc thu vợt lại nhanh và cho phép người chơi đánh cầu ở cả 2 bên cơ thể.


Nguồn:
  Tác giả: Michael Hopley
____________________________
Badminton Grip Guide
The purpose of this guide is to help beginner and intermediate players learn how to hold the racket. Even at good club levels of play, there is much confusion about the subject of grips. I am far from an expert level player, but I hope that my ideas about grips will be useful to you.


1) Some general observations about grips
Badminton books typically give long descriptions of the basic forehand and backhand grips, together with basic line illustrations or unclear photographs. These are of limited help in ensuring that you hold the racket correctly. The best way to learn is to get a coach to show you the grips, and to check that you can copy them correctly. In this guide, I provide an alternative method: each grip is illustrated with large photographs from more than one angle.
Badminton books also rarely offer any discussion beyond the basic grips. Indeed, some books even give incorrect advice about the grip used to perform an overhead backhand! If you are a complete beginner, then this approach works well. You should content yourself with learning to use the forehand and backhand grips. However, once you are familiar with using these grips, it is worth thinking a little more deeply about how you hold the racket - and why.
The reason for choosing one grip over another is that it allows you to play a more effective stroke. An effective grip may improve your power, your control, your ability to react or your reach. Often you will have to compromise between these elements, because no one grip offers an optimal solution.
The main difference between all the available grips is the angle at which the racket is held in the hand. For example, the forehand is a 90 degrees rotation from the backhand. The reason for changing this angle is to allow you to present a flat racket face to the shuttle on each side of the body. If you always use a forehand grip on the backhand side, for instance, you will slice under the shuttle and lose both control and power. With different body positions relative to the shuttle requiring a different hitting action (forehand/backhand, underarm/overhead....), the grip needed in order to present a flat racket face will also be different. This means, for example, that you cannot use the same grip to hit a backhand overhead clear as you would for a backhand lift. Why not? Surely they are both backhands? Well, the standard backhand grip does not present a flat racket face when used to hit an overhead shot. Try it - turn around, facing away from the net as if to hit an overhead backhand; with a backhand grip, stick your arm straight up in the air and observe the angle of the racket face. If your body position is correct, it will be pointing out to the side of the court. Now try a forehand grip instead; you should find that it points straight down the line (hitting with the “back” of the racket face). This is why top players tend to use a forehand grip or even a panhandle grip for this shot.
Another important difference between the available grips is whether they are long (held towards the bottom of the racket handle) or short (held closer to the shaft). In general, a long grip will provide more power and reach, whereas a short grip will allow quicker reactions, better control and more maneuverability.
Finally, there are subtle differences in the exact positioning of the fingers. Normally it the thumb that can be moved. In the backhand grip, the thumb provides power from behind the racket when using a tap hitting action (a whip action is ineffective for a backhand shot). In the panhandle grip, the thumb can be extended along the side to inhibit the wrist movement even further.
If you look carefully at photographs of professional players in action, you will notice that they seem to break many of the “rules” concerning grips. For example, they may retrieve on the backhand with a deep lunge at the net, using what looks like a forehand grip to play a high lift or a cross court net shot. They might get ready to receive a smash using neither a forehand nor a backhand grip, but something in between. Without trying to analyse each case separately, we should observe that professional players are highly flexible and adaptable in their choice of grips. Unlike the relative beginner, an expert player uses a wide range of grips; an expert player has a more subtle understanding of when to use which grip, and moves fluidly between grips. Once you have mastered the basics, experiment with using different grips in different situations - but always remain aware of why you choose a particular grip. 


 2) The grips
The word “grip” is unfortunate, since in all cases the racket should be held loosely rather than tightly; the badminton grip only ever tightens on impact to provide power and to affect the shot’s direction.
A beginner might easily be overwhelmed by the variety of grips! The differences between them are often quite subtle. I present the grips in an order in which you might benefit from learning them. The most important grips to learn are the basic forehand and
As you can see, I am right-handed. If you are left-handed, please use your
Also, notice that in some of the pictures my forearm appears to be at an uncomfortable angle. Take no notice of this - it is just an artefact of taking the pictures - but only pay attention to the position of the fingers, not the angle of the wrist. 


Forehand grip
This grip is used to hit overhead shots and shots on the right side of the body.
The first pictures show the forehand grip from three sides. The last two pictures show that, when the racket is taken backwards and up (as in preparing for an overhead shot), it is revealed to rest loosely in the fingers and not in the palm of the hand. 


  
 Backhand grip
This grip is used to hit shots on the left side of the body. As with the forehand, the racket rests loosely in the fingers and not in the palm. 


Short forehand grip
This grip is used in doubles to improve control and assist quick reactions in the forecourt and midcourt.


Short backhand grip
This grip is used for the same reasons as the short forehand. It is especially effective for serving.
 
Panhandle grip
The main purpose of this grip is to inhibit racket swings at the net, allowing the player to play net kills without hitting the tape and to recover quickly for the next shot - just in case the attempted kill is returned! It also allows the player to present a flat racket face to the net. It should never be used as a substitute for the basic forehand grip.
This grip is also used by many advanced players for overhead backhand shots in the rearcourt.


 

Panhandle grip - variation
In this version of the panhandle grip, the thumb is placed along the side of the handle. This inhibits the wrist movement more than the standard panhandle grip, which may help to avoid hitting the net on net kills.

 

Short panhandle grip
This is used to improve control and racket-head recovery in the forecourt.




Short panhandle grip – variation
This grip, like its longer counterpart, places the thumb on the side of the handle. The advantage over the previous grip is that the racket face can now be turned using the thumb and fingers. By turning the racket face at the last moment, racket-head fakes can




Multipurpose/universal grip
This grip can be used to hit shots to either side of your body. It is a compromise between forehand and backhand shots; although it is not as effective as either of these, the universal grip is useful when you are expecting a rapid exchange of shots to either side of the body.
Some advanced players prepare to return smashes using this grip. Since there is very little time to change grip when returning a smash, it can be unwise to commit fully to either a forehand or backhand grip. From a universal grip, the player can switch more quickly to the forehand or backhand as appropriate.
The thumb is placed along a diagonal bevel of the handle, half-way towards a backhand position. Note the subtle difference between this grip and the backhand, where the thumb is placed 45 degrees further around the handle. 



Short multipurpose/universal grip
This grip is very effective when playing fast exchanges in the midcourt, since it assists quick recovery and maneuverability, and allows the player to hit shots on both sides of the body. 





Written by Michael Hopley

































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét